Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598)

Nhà Triều Tiên
Triều Tiên Tuyên Tổ
Quang Hải Quân
Lý Thuấn Thần ,
Quyền Lật,
Liễu Thành Long,
Lý Ức Kỳ ,
Nguyên Quân ,
Kim Mệnh Nguyên,
Lý Dật,
Thân Lạp ,
Quách Tái Hữu,
Kim Thời Mẫn Đại Minh
Minh Thần Tông,
Lý Như Tùng ,
Lý Như Bá,
Hình Giới,
Dương Hạo,
Tổ Thừa Huấn,
Ma Quý,
Tiền Thế Trinh,
Đặng Tử Long,
Ngô Duy Trung,
Lưu Đinh,
Nhật Bản
Lãnh đạo tối cao
Toyotomi Hideyoshi
Toyotomi Hidetsugu
Tướng lĩnh
Toyotomi Hidekatsu
Ukita Hideie
Kobayakawa Hidetoshi
Kobayakawa Takakage
Kobayakawa Hidekane
Mōri Terumoto
Mōri Hidemoto
Mōri Yoshimasa
Mōri Yoshinari
Mōri Katsunobu
Uesugi Kagekatsu
Nabeshima Naoshige
Hosokawa Tadaoki
Katō Kiyomasa
Katō Yoshiaki
Shimazu Yoshihiro
Shimazu Toyohisa
Shimazu Tadatsune
Hachisuka Iemasa
Konishi Yukinaga
Ōtomo Yoshimasa
Tachibana Muneshige
Tachibana Naotsugu
Tsukushi Hirokado
Ankokuji Ekei
Ikoma Chikamasa
Ikoma Kazumasa
Kuroda Nagamasa
Sō Yoshitoshi
Fukushima Masanori
Toda Katsutaka
Chōsokabe Motochika
Matsura Shigenobu
Tōdō Takatora
Kurushima Michifusa 
Kurushima Michiyuki 
Arima Harunobu
Takahashi Mototane
Akizuki Tanenaga
Itō Suketaka
Kuki Yoshitaka
Wakisaka Yasuharu
Ōmura Yoshiaki
Sagara Yorifusa
Gotō Sumiharu
Ōtani Yoshitsugu
Hasegawa Hidekazu
Ikeda Hideo
Gamō Ujisato
Mitaira Saemon
Ōyano Tanemoto 
Ishida Mitsunari
Asano NagamasaTriều Tiên
84.500 (lúc đầu) - 192.000 quân (tổng cộng)[1] (bao gồm ít nhất 22.600 dân quân)[1]
300 tàu hải quân[2]Trung Quốc
Lần thứ nhất (1592–1593)
43.000+[3]
Lần thứ hai (1597–1598)
Nhật Bản
Lần thứ nhất (1592–1593)
160.000 (ban đầu) - 235.000 (tổng cộng)
700 tàu vận tải, 300 tàu chiếnLần thứ hai (1597–1598)
Triều Tiên: khoảng 260.000 chết hoặc bị thương, 20.000 - 100.000 bị bắt, 157 tàu bị đánh chìmBusan lần thứ nhất;Tadaejin;Dongnae;Sangju;Ch'ungju;Okpo;Sacheon lần thứ nhất;Sông Imjin;Dangpo;Danghangpo;Đảo Hansan;Pyongyang lần thứ nhất;Jeonju;Haejeongchang;Busan lần thứ hai;1st Jinju;Pyongyang lần thứ hai;Byeokjegwan;Haengju;Jinju lần thứ hai;Busan lần thứ ba;Hwawangsan;Chilcheollyang;Namwon;Myeongnyang;Jiksan;Ulsan;Sacheon lần thứ hai;NoryangChiến tranh Nhâm Thìn hay Chiến tranh Nhật Bản – Triều Tiên năm 1592 - 1598 (Hàn Quốc gọi là: Imjin War) là hai cuộc xâm lược riêng biệt nhưng có liên quan với nhau: cuộc xâm lược đầu tiên vào năm 1592 (Hàn Quốc gọi là: Imjin Disturbance), một thỏa thuận ngừng bắn ngắn vào năm 1596 và một cuộc xâm lược thứ hai vào năm 1597 (Hàn Quốc gọi là: Chongyu War). Cuộc xâm lực kết thúc vào năm 1598 với việc các lưc lượng Nhật Bản rút khỏi bán đảo Triều Tiên sau một loạt bế tắc quân sự ở các tỉnh phía nam Triều Tiên.Các cuộc xâm lược được phát động bởi Toyotomi Hideyoshi với mục đích chinh phục nhà Triều Tiênnhà Minh.[7]. Người Nhật nhanh chóng thành công trong việc chiếm phần lớn bán đảo Triều Tiên nhưng dưới sự chi viện của nhà Minh, cũng như việc đánh phá các đường tiếp tế dọc theo bờ biển phía tây và phía nam của hải quân Triều Tiên, đã buộc quân Nhật phải rút khỏi Pyongyang (Bình Nhưỡng) và các tỉnh phía bắc. Chính Nghĩa quân (dân quân Triều Tiên) tiến hành chiến tranh du kích chống lại lực lượng chiếm đóng Nhật và những khó khăn trong việc tiếp tế ở cả 2 bên tham chiến. Vì vậy mà không phe nào phát động tấn công hoặc mở rộng vùng kiểm soát, việc này dẫn đến bế tắc về mặt quân sự. Giai đoạn đầu tiên của cuộc xâm lược kết thúc vào năm 1596 bằng các cuộc đàm phán hòa bình và không mấy thành công giữa Nhật Bản và Nhà Minh.Năm 1597, Nhật Bản tiếp tục xâm lược Triều Tiên lần thứ hai nhắm đến việc tấn công trả đũa người Triều Tiên. Cuộc xâm lược thứ hai cũng giống như cuộc xâm lược thứ nhất. Người Nhật đã có những thành công ban đầu trên đất liền, chiếm được một số tòa thành và pháo đài. Tuy nhiên với việc đánh phá các tuyến đường tiếp tế của hải quân Triều Tiên, các cánh quân Nhật phải dừng lại và rút về các khu vực ven biển phía nam của bán đảo. Dù vậy các lực lượng trên bộ của nhà Minh và Triều Tiên đã không thể đánh bật người Nhật khỏi các vị trí này và cả hai bên một lần nữa rơi vào thế bế tắc quân sự kéo dài mười tháng.Cái chết của Toyotomi Hideyoshi vào năm 1598, cùng những chiến thắng hạn chế trên đất liền, các lực lượng Nhật Bản đã được lệnh rút lui bởi Hội đồng Ngũ Nguyên Lão. Các cuộc đàm phán hòa bình cuối cùng giữa các bên sau đó và tiếp tục trong nhiều năm, cuối cùng dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ.Hai lần viễn chinh này được gọi là Những cuộc xâm lược Triều Tiên của Hideyoshi, Chiến tranh Bảy năm (theo độ dài của cuộc chiến), ở Hàn QuốcBắc Triều Tiên gọi là Nhâm Thìn Oa loạn ("Oa" là tên gọi mà người Triều Tiên hồi đó gọi Nhật Bản).[8] Người Nhật gọi cuộc chiến là "Chiến dịch Triều Tiên" còn người Trung Quốc gọi là "Đông chinh" hoặc "Kháng Nhật viện Triều" (chi viện Triều Tiên kháng chiến chống Nhật Bản).[9]